Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có được lấy để trả nợ riêng không?

Thời kì hôn nhân là gì?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

Tài sản chung trong thời kì hôn nhân bao gồm những tài sản nào?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

Tài sản chung của vợ chồng

– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

– Tài sản chung còn là tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng còn là quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nợ riêng của vợ, chồng được quy định như thế nào?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng như sau:

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

– Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Như vậy, pháp luật không có quy định cụ thể như thế nào là nợ riêng nhưng có quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản chung của vợ, chồng.

Quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng chính là căn cứ để xác định khoản nợ riêng và nguyên tắc giải quyết nợ riêng trong thời kì hôn nhân.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về khái niệm nhu cầu thiết yếu như sau:

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Như vậy, không phải bất kỳ khoản nợ nào trong thời kỳ hôn nhân cũng được xác định là nợ riêng, mà nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân được xác định khi một trong hai vợ chồng tự ý xác lập các giao dịch một cách độc lập, riêng lẻ, không cùng nhau và không phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có được lấy để trả nợ riêng không?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

  1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Như vậy, nếu giao dịch người vợ hoặc chồng vay dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp quy định về đại diện giữa vợ chồng như: chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, việc học hành của con…dù không bàn bạc với nhau nhưng vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm liên đới trả.

Còn nếu giao dịch của vợ, chồng dùng để đáp ứng mục đích nhu cầu cá nhân mà không phục vụ nhu cầu thiết yếu được đưa vào sử dụng chung thì vợ, chồng không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.

 

Trân trọng!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *